Quảng Ninh dẫn đầu toàn quốc về mức độ quan tâm tiền điện tử trên Google

TIỀN ĐIỆN TỬ Việt nAM
11:29 - 01/06/2022
Quảng Ninh là địa phương có mức độ quan tâm và có lượt tìm kiếm từ khoá "tiền điện tử" cao nhất cả nước.
Quảng Ninh là địa phương có mức độ quan tâm và có lượt tìm kiếm từ khoá "tiền điện tử" cao nhất cả nước.
0:00 / 0:00
0:00
Dữ liệu của Google cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2022, Quảng Ninh là tỉnh thành có mức độ quan tâm và lượt tìm kiếm về tiền điện tử nhiều nhất cả nước. Đáng chú ý, các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM hay Hải Phòng đều không có tên trong top 5.

Theo báo cáo “Search for Tomorrow’’ của Google thống kê các xu hướng tìm kiếm của người Việt, trong lĩnh vực tài chính số lượt tìm kiếm về tiền điện tử tăng 115%. Ngoài ra, cụm từ "chứng khoán" cũng tăng trên 106%, trong đó người dân ở các tỉnh nông thôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến việc đầu tư.

Xét theo chủ đề tìm kiếm, dữ liệu của Google cho biết, chủ đề về tiền điện tử được người Việt tìm kiếm nhiều nhất là giá của các loại tiền điện tử, tiếp đến là các khái niệm và thông tin cơ bản về loại tài sản này.

Xét theo địa phương, tính riêng 5 tháng đầu năm 2022, Quảng Ninh là địa phương có mức độ quan tâm và có lượt tìm kiếm từ khoá "tiền điện tử" cao nhất cả nước, theo sau là Tiền Giang. Ba địa phương khác cũng nằm trong top 5 lần lượt là Ninh Bình, Tuyên Quang và Hải Dương.

Ngược lại, Đắk Nông, Bạc Liêu và Sóc Trăng là 3 địa phương có mức độ quan tâm đến từ khoá tiền điện tử thấp nhất cả nước.

Trong khi đó, một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng đều nằm trong top 25 địa phương có số lượt tìm kiếm nhiều nhất. Cụ thể, Đà Nẵng đứng thứ 8, Hà Nội xếp thứ 13, Hải Phòng và TP.HCM lần lượt xếp thứ 21 và 23.

Bên cạnh báo cáo của Google, một số thống kê khác cũng cho thấy người Việt đang ngày càng chú ý tới tiền điện tử. Cụ thể, một khảo sát công bố năm 2021 của Chainalysis về Chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) trên 154 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy, Việt Nam đứng đầu với số điểm tuyệt đối, vượt xa các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc. Cũng theo Chainalysis, các nhà đầu tư Việt Nam đã kiếm lời hơn 9.000 tỷ đồng nhờ việc đầu tư vào Bitcoin trong năm 2020.

Ngoài ra, dữ liệu từ công ty thanh toán tiền mã hóa Triple A, có khoảng 6 triệu người Việt Nam sở hữu tài sản kỹ thuật số, tương đương 6% dân số. Hiện Việt Nam đang đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng các quốc gia có tỷ lệ người dùng nắm giữ tiền mã hóa nhiều nhất thế giới của Triple A.

Theo Google, Việt Nam có khoảng 8 triệu người dùng kỹ thuật số mới kể từ khi đại dịch bắt đầu. Năm 2020 chứng kiến hàng triệu người chuyển sang thế giới số thì năm 2021 cho thấy sự phát triển vững vàng của dòng chảy kỹ thuật số. Google Search (tìm kiếm) trở thành một công cụ quen thuộc của người dùng Việt Nam khi tổng số lượng tìm kiếm trên Google tăng 37% trong năm 2021 so với trước đại dịch.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.
Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.