Samsung tới muộn trong cuộc đua metaverse thế giới

metaverse HÀN QUỐC
16:06 - 20/01/2022
Samsung vẫn đang tập trung vào thị trường điện thoại thông minh trong khi các tập đoàn công nghệ khác đã tấn công thị trường mới. Ảnh: Pixabay
Samsung vẫn đang tập trung vào thị trường điện thoại thông minh trong khi các tập đoàn công nghệ khác đã tấn công thị trường mới. Ảnh: Pixabay
0:00 / 0:00
0:00
Việc quá tập trung vào điện thoại màn hình gập của Samsung đang gây ra nhiều nghi ngại trên thị trường về khả năng gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc này đang bỏ lỡ một xu hướng lớn của thế giới – vũ trụ ảo metaverse.

Theo công ty theo dõi thị trường TrendForce Wednesday, Samsung vẫn là thương hiệu điện thoại thông minh hàng đầu thế giới tính theo thị phần vào năm 2021. Tuy nhiên trong năm ngoái, doanh số bán điện thoại thông minh của hãng chỉ tăng trưởng vỏn vẹn 0,9% trong khi con số này là 25,5% với Apple và 35,1% với nhà sản xuất Trung Quốc Xiaomi.

Dù tình hình kinh doanh của mảng điện thoại gặp trì trệ, tập đoàn này vẫn tiếp tục đầu tư nhằm thúc đẩy các mẫu điện thoại màn hình gập mà không đầu tư vào việc sản xuất các thiết bị XR dành cho metaverse.

Về mặt khái niệm, XR chỉ thực tế mở rộng và thuật ngữ này bao gồm cả thực tế tăng cường, thực tế ảo, thực tế hỗn hợp và mọi thứ có liên quan. Theo dự đoán của Statista, một công ty dữ liệu của Đức, thì thị trường XR toàn cầu sẽ tăng gấp 10 lần lên 300 tỷ USD vào năm 2024 từ mức 31 tỷ USD của năm 2021.

Ngoài ra, số lượng thiết bị XR cũng sẽ tăng lên mức 70 triệu chiếc vào năm 2025 thay vì con số 10 triệu năm ngoái. Đến năm 2030, các thiết bị XR dự kiến sẽ thay thế một phần PC và điện thoại thông minh và trở thành thiết bị công nghệ chủ đạo.

Các đối thủ cạnh tranh của Samsung như Apple, Microsoft, Meta và cả Sony đều đang có những động thái phát triển hoặc đã tung ra kính XR nhằm tham gia vào thị trường được dự đoán sẽ trở thành xu hướng của tương lai.

Ngược lại, Samsung vẫn đang giữ im lặng về tiến độ của mình. Để nắm bắt thị trường thiết bị XR đang bùng nổ, Samsung vào tháng 11 năm ngoái đã thực hiện một động thái đầu tư muộn màng. Công ty được Samsung chú ý đến là DigiLens, một công ty startup sản xuất kính XR có trụ sở tại California.

Tuy nhiên, cuộc đua dành cho thiết bị XR đã bắt đầu với những công ty lớn quyết tâm dẫn đầu thị trường.

Giám đốc điều hành Meta Platforms Mark Zuckerberg với thiết bị kính VR Occulus Rift. Ảnh: Getty Images

Giám đốc điều hành Meta Platforms Mark Zuckerberg với thiết bị kính VR Occulus Rift. Ảnh: Getty Images

Kẻ tới muộn trong cuộc đua

Tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng được tổ chức ở Las Vegas vào đầu tháng này, các thiết bị XR do các công ty Nhật Bản phát triển đã chiếm được sự chú ý lớn. Tại sự kiện này, Sony đã cho ra mắt bộ thiết bị chơi game PS VR2 gắn màn hình OLED trong khi Shiftfall, một công ty con của Panasonic, đã giới thiệu một thiết bị XR siêu nhẹ và siêu phân giải với cái tên Meganex.

Trong quý IV năm nay, gã khổng lồ Apple dự kiến sẽ cho ra mắt một thiết bị XR trọng lượng nhẹ. Meta thì có kế hoạch sẽ cho ra mắt set kính VR cao cấp với tên gọi Project Cambria trong năm 2022 với các công nghệ mới cho phép theo dõi biểu cảm khuôn mặt người dùng và khắc họa khuôn mặt thành các nhân vật trong metaverse.

Theo các chuyên gia, dù Samsung có quyết định phát triển các thiết bị XR thì tập đoàn này vẫn thiếu nội dung và nền tảng để tạo ra được hệ sinh thái metaverse.

Ông Kim Gwang-soo, nhà phân tích tại eBest Investment and Securities nhận định Samsung không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục phát triển điện thoại màn hình gập. Trong cuộc đua metaverse thì các công ty công nghệ mới là người dẫn đầu chứ không phải các nhà sản xuất điện thoại vì các tập đoàn này đã có sẵn nền tảng để phát triển.

Google có hệ điều hành Android, Microsoft có Xbox và Sony có Play Station trong khi Samsung lại không sở hữu những yếu tố tương tự như vậy. Do đó, việc cố gắng phát triển thiết bị XR là rất rủi ro với tập đoàn này.

Do đó, để có thể bắt kịp xu thế toàn cầu, các chuyên gia cho rằng Samsung cần tìm một “đối tác XR” có các thế mạnh về nội dung và nền tảng để đổi lại khả năng cung cấp chip của mình. Một sự hợp tác như Qualcomm và Microsoft sẽ là một lựa chọn hợp lý trong thời điểm hiện tại.

Để có thể xâm nhập thị trường metaverse, Qualcomm - nhà sản xuất chip viễn thông lớn nhất thế giới, đã hợp tác với Microsoft. Dựa trên kinh nghiệm của mình, Qualcomm đang phát triển một loại chip AR mới cho kính AR của Microsoft. Với con chip mới này, thiết bị của Microsoft có thể tiêu thụ ít điện hơn, sở hữu trọng lượng nhẹ hơn và pin nhỏ hơn.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi. Ảnh: Getty Images

CEO TikTok: 'Chúng tôi sẽ không đi đâu cả'

Ngày 24/4, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định công ty sẽ chiến thắng được thách thức pháp lý và ngăn chặn dự luật cấm ứng dụng video ngắn phổ biến này tại thị trường Mỹ - nơi TikTok đang sở hữu hơn 170 triệu người dùng.
Những người sáng tạo nội dung TikTok tập trung tại Đồi Capitol, ngày 12/3. Ảnh: Yahoo News

Mỹ tiến gần hơn tới lệnh cấm Tiktok

Thượng viện Mỹ ngày 23/4 (giờ địa phương) đã thông qua dự luật yêu cầu ứng dụng truyền thông mạng xã hội Tiktok phải thoái vốn khỏi công ty mẹ ByteDance ở Trung Quốc, hoặc sẽ bị cấm ở thị trường Mỹ.