VCBS: Tăng trưởng kinh tế quý 3/2023 có thể đạt 5,5%-6%

KINH TẾ Việt nAM
14:18 - 09/08/2023
VCBS: Tăng trưởng kinh tế quý 3/2023 có thể đạt 5,5%-6%
0:00 / 0:00
0:00
VCBS đánh giá, nhìn chung sẽ cần thêm thời gian trước khi các đơn hàng có thể tăng trở lại, tăng trưởng sẽ chỉ phục hồi mạnh mẽ từ quý 4 năm nay nhưng những tín hiệu cải thiện đã bắt đầu xuất hiện. 

Trong báo cáo vĩ mô vừa công bố, Công ty Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) điểm lại những nét chính trong bức tranh kinh tế tháng 7. Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục giảm so với cùng kỳ. Mặc dù vẫn chưa vượt ngưỡng 50 điểm, chỉ số PMI tháng 7 đã tăng lên 48,7 điểm trong tháng 7, so với mức 46,2 điểm của tháng 6.

Trong khi đó, hoạt động bán lẻ hàng hóa và dịch vụ sôi động, doanh thu tăng, đặc biệt là du lịch. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7 ước đạt 512.200 tỷ đồng, tăng 1,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 3,5 triệu tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2022 tăng 15,7%), nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 9,6% (cùng kỳ năm 2022 tăng 11,7%).

Theo giá hiện hành, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng năm 2023 đạt quy mô cao hơn nhưng tốc độ tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 374,23 tỷ USD, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó xuất khẩu giảm 10,6%; nhập khẩu giảm 17,1%. Cán cân thương mại hàng hóa 7 tháng năm 2023 ước tính xuất siêu 15,23 tỷ USD.

"Sự suy giảm này cho thấy những khó khăn về đơn hàng xuất khẩu, nhu cầu hàng hóa thế giới giảm, đơn hàng ít đi, nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất để xuất khẩu chưa thể hồi phục", VCBS đánh giá.

Với tình hình này, VCBS cho rằng sẽ mất thêm thời gian trước khi các đơn hàng có thể tăng trở lại. Theo đó tăng trưởng chỉ phục hồi mạnh mẽ từ quý 4/2023.

Bước đầu xuất hiện những tín hiệu cải thiện với các hoạt động của nền kinh tế

Tuy vậy, chuyên gia BVSC nhận định, bước đầu xuất hiện những tín hiệu cải thiện với các hoạt động của nền kinh tế.

Nhìn nhận thấy các khó khăn đối với nền kinh tế, Chính phủ đã và đang có nhiều biện pháp liên quan đến chính sách tài khóa như tăng cường giải ngân vốn đầu tư công (trọng điểm các dự án hạ tầng tăng cường kết nối vùng), giảm một số loại thuế, phí, lệ phí, tăng lương cơ bản vào tháng 7,…

Với chính sách tiền tệ, việc kéo giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cải thiện khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân là định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, VCBS dự báo tăng trưởng quý 3/2023 đạt 5,5%- 6%.

Đánh giá cả năm 2023, theo chuyên gia BVSC, các yếu tố tác động đến GDP Việt Nam năm 2023 là mức bán lẻ hàng hoá sẽ tiếp tục đà phục hồi, đặc biệt tại dịch vụ lữ hành, lưu trú. Tiếp đó là sản xuất công nghiệp với chế biến chế tạo và khai khoáng ghi nhận giảm.

Cuối cùng là môi trường chính sách với quyết tâm và hành động mạnh mẽ của Chính phủ. Ngoài ra, giải ngân đầu tư công sẽ là động lực tăng trưởng tiềm năng.

"BVSC dự báo GDP cả năm 2023 sẽ đạt 5%-5,5%. Bên cạnh đó, VCBS nhận định trong năm 2023, áp lực lạm phát không còn lớn. Theo đó, đây là cơ sở để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt hơn nhằm hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng đang gặp khó. Từ đó, lạm phát bình quân cả năm 2023 có thể đạt quanh ngưỡng 3%", BVSC dự báo.

Thủ tướng: Chưa điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong tháng 8 và những tháng cuối năm dự báo tình hình sẽ khó khăn hơn, nhiều vấn đề chưa lường hết được, trong đó lưu ý tình hình thiên tai, bão lũ diễn biến phức tạp. Song ông nhấn mạnh yêu cầu phải kiên trì, kiên định, tập trung thực hiện các mục tiêu tổng quát đã đề ra theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ.

"Chúng ta chưa thay đổi mục tiêu về tăng trưởng, như vậy trong 6 tháng cuối năm, phải đạt tăng trưởng khoảng 9%", Thủ tướng nêu rõ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Ảnh minh họa: PGBank đã có những phát triển vượt bậc sau khi cổ đông sáng lập là Petrolimex thoái vốn và sự tham gia của Tập đoàn Thành Công.

Những cổ đông ‘gần lớn’ ở PGBank

ĐHĐCĐ năm 2024 của PGBank có sự tham dự của 20 cổ đông, đại diện cho 97,424% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Xét theo tỷ lệ, đây là con số rất cao trên thị trường, thậm chí còn cao hơn các ngân hàng thương mại quốc doanh.