70 - 75% doanh nghiệp và người lao động đã quay trở lại làm việc

LAO ĐỘNG Việt nAM
19:29 - 03/11/2021
70-75% doanh nghiệp và người lao động quay trở lại làm việc.
70-75% doanh nghiệp và người lao động quay trở lại làm việc.
0:00 / 0:00
0:00
Đây là nhận định được Bộ trưởng Bộ LĐ TB&XH Đào Ngọc Dung đưa ra tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về giải pháp phục hồi và phát triển thị trường lao động, sáng 03/11.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 mà theo đánh giá của Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là “đúng, trúng, kịp thời”.

Cơ bản đã “giữ chân” được người lao động

Theo nhận định của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, sau hơn một tháng kết thúc giãn cách xã hội, các địa phương trở lại trạng thái bình thường mới trên tinh thần thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả. Bộ trưởng cho biết, nhìn chung đã có 70-75% doanh nghiệp và người lao động quay trở lại làm việc, đặc biệt có những địa phương đạt tỷ lệ trên 90%.

Bộ trưởng LĐTB&XH đánh giá cao tính chủ động của các địa phương khi ban hành nhiều chính sách hỗ trợ riêng cho người dân để vượt qua đại dịch. Các chính sách hỗ trợ của địa phương đã kịp thời, hiệu quả, góp phần rất quan trọng trong việc giữ chân và đảm bảo đời sống của người lao động, cũng như đối với lao động tự do.

Ảnh tác giả

“Sau hơn một tháng kết thúc giãn cách xã hội, các địa phương đã trở lại trạng thái bình thường mới trên tinh thần thích ứng linh hoạt, an toàn, hiệu quả. Nhìn chung đã có 70-75% doanh nghiệp và người lao động quay trở lại làm việc, đặc biệt có những địa phương đạt tỷ lệ trên 90%”.

Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung

Ngoài ra, vấn đề người dân, người lao động di chuyển từ các thành phố lớn về quê cũng được đặc biệt lưu tâm. Theo đó, lượng người trở về quê trong thời gian vừa qua là tương đối lớn, nhưng tập trung chủ yếu vào khu vực lao động phi chính thức, lao động tự do. Bộ trưởng yêu cầu các địa phương, một mặt phải tiếp nhận người dân quay trở về quê, mặt khác cần có chính sách tạo việc làm để thu hút người lao động quay trở lại thành phố làm việc. Cùng với đó là chính sách chăm lo, tạo công ăn việc làm cho người lao động có mong muốn ở lại địa phương.

Đối với lao động chính thức trong khu vực FDI, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng về cơ bản, các doanh nghiệp đã được cảnh báo từ sớm, qua đó chủ động lựa chọn phương án hoạt động và kịp thời có chính sách giữ chân người lao động thông qua việc thường xuyên giữ liên lạc và hỗ trợ một phần cho những người lao động tạm ngừng việc.

Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ LĐ TBXH
Toàn cảnh cuộc họp. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ LĐ TBXH

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị các tỉnh, thành phố khẩn trương hoàn thiện báo cáo đánh giá đầy đủ tình hình lao động - xã hội để đề xuất ban hành các chính sách, trong đó tập trung vào 3 vấn đề lớn: Giữ chân người lao động; Hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động và điều tiết thị trường, tập trung giải quyết cán cân cung cầu lao động.

Bộ trưởng cũng lưu ý thêm, qua tổng hợp báo cáo của địa phương, Bộ sẽ tham mưu vào Đề án phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội của Chính phủ, trong đó tập trung giải quyết vấn đề nhà ở, nơi lưu trú cho công nhân, người lao động.

Thích ứng từng bước theo bộ tiêu chí sản xuất an toàn

70 - 75% doanh nghiệp và người lao động đã quay trở lại làm việc ảnh 3

Đại biểu các tỉnh tham dự cuộc họp. Ảnh: Cổng TTĐT Bộ LĐ TBXH

Tại cuộc họp, các địa phương cũng trình bày kết quả triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/QĐ-TTg và Nghị quyết 116/NQ-CP; Thực trạng cung ứng lao động tại địa phương và các giải pháp cụ thể phục hồi và phát triển thị trường lao động.

Theo báo cáo của đại diện Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất Tp.HCM, tính tới ngày 30/10, số lượng doanh nghiệp trong các KCN, KCX quay trở lại hoạt động là 1.430/1500 doanh nghiệp, chiếm 95,33%, với số lao động làm việc là 256.356 người, chiếm 76,3% so với thời điểm trước dịch COVID-19.

Đánh giá của đại diện Ban quản lý cho biết, do các doanh nghiệp vẫn đang phải thích ứng từng bước theo bộ tiêu chí sản xuất an toàn của TP.HCM, các nhà máy, xí nghiệp vẫn chưa trở lại sản xuất 100% mà phổ biến mới đạt 50-70%.

Cũng theo đại diện tỉnh Bình Dương, toàn tỉnh hiện có 4.504 doanh nghiệp đăng ký và hoạt động sản xuất theo phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 địa điểm”, “3 xanh” với tổng số lao động làm việc trên 724.000 người. Với cơ chế thông thoáng, thuận lợi về đăng ký phương án hoạt động sản xuất, về đi lại của người lao động, dự kiến trong thời gian tới (giữa tháng 11), số doanh nghiệp tại Bình Dương trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ đạt trên 80% (khoảng với trên 1,059 triệu lao động sẽ trở lại làm việc).

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.