Goldman Sachs: ‘Trung Quốc sẽ duy trì Zero Covid đến hết năm 2022’

COVID-19 TRUNG QUỐC
18:34 - 04/01/2022
Trung Quốc có thể sẽ củng cố quyết tâm trong việc gắn bó với chiến lược “Zero Covid” của mình trong cả năm 2022. Ảnh: Reuters
Trung Quốc có thể sẽ củng cố quyết tâm trong việc gắn bó với chiến lược “Zero Covid” của mình trong cả năm 2022. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Trung Quốc được Goldman Sachs dự báo có thể duy trì các hạn chế biên giới chặt chẽ trong cả năm 2022, ngay cả khi nước này chuẩn bị đăng cai Thế vận hội Mùa đông và một loạt các sự kiện chính trị trong năm nay.

Các nhà phân tích, đứng đầu là Andrew Tilton đã viết trong một thông báo hôm 4/1 rằng, trước sự lây lan của biến chủng Omicron, Trung Quốc có thể sẽ củng cố quyết tâm trong việc gắn bó với chiến lược “Zero Covid” của mình trong cả năm 2022.

Trung Quốc kiên trì đến cùng nhằm sạch bóng Covid

Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới vẫn kiên trì với biện pháp phòng chống dịch chặt chẽ “Zero Covid”, trong khi nhiều quốc gia khác đã chuyển sang “sống chung với Covid-19”. Các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn dịch bùng phát – mới đây nhất là đóng cửa thành phố Tây An do phát hiện ca mắc mới - đã dẫn đến tình trạng gián đoạn sản xuất và hoạt động di chuyển, sụt giảm tiêu dung. Điều này trực tiếp tạo thêm áp lực lên nền kinh tế vốn đã bị đè nặng bởi suy thoái thị trường bất động sản trong năm 2021.

Theo Goldman Sachs, các quy định kiểm soát bệnh dịch đối với du khách đến từ nước ngoài vẫn sẽ được Trung Quốc duy trì, nhằm tránh làm gián đoạn Thế vận hội mùa đông sẽ được tổ chức vào tháng 2, cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp quốc gia vào tháng 3 và Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20 vào quý IV/2022.

Những thách thức về chuỗi cung ứng có thể sẽ tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới và lạm phát có thể tồn tại lâu hơn những gì mọi người dự đoán. Ảnh: AFP

Những thách thức về chuỗi cung ứng có thể sẽ tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới và lạm phát có thể tồn tại lâu hơn những gì mọi người dự đoán. Ảnh: AFP

Trước tình hình Covid-19 vẫn đang là chủ đề nóng, số ca lây nhiễm bên ngoài Trung Quốc ngày càng gia tăng có thể ảnh hưởng đến các kỳ họp của Đảng Cộng sản sẽ diễn ra vào cuối năm 2022. Do vậy, “chúng tôi nghi ngờ các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ không dễ dàng loại bỏ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hiện nay", các nhà phân tích cho biết.

Đặc biệt, “với mức độ lây truyền thường cao hơn trong những tháng mùa đông, có thể các hạn chế về biên giới của Trung Quốc sẽ được duy trì cho đến mùa xuân năm 2023”, dự báo cho biết.

Ian Bremmer, Chủ tịch của Eurasia Group, một công ty tư vấn rủi ro chính trị, cho biết các biện pháp chống dịch của Trung Quốc trong năm 2022 sẽ không hoạt động như năm 2020. “Điều đó có nghĩa là những thách thức về chuỗi cung ứng có thể sẽ tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới và lạm phát có thể tồn tại lâu hơn những gì mọi người dự đoán”, ông nói.

Bremmer cũng cho biết: “Chiến lược sống chung với Covid-19, một loại dịch bệnh với các biến chủng cực kỳ dễ lây lan và có khả năng gây tử vong, hoàn toàn trái ngược với chính sách “Zero Covid” của Trung Quốc. Kể cả khi “Zero Covid” thực sự sẽ không hiệu quả với họ, nhưng họ sẽ gắn bó với nó. Đó chủ yếu không phải là một thách thức do virus gây ra, mà là một thách thức mà chính phủ Trung Quốc không thể vượt qua được”.

Trong tuyên bố mới nhất, Bắc Kinh thông báo sẽ chuyển trọng tâm chính sách của nước này trong năm nay sang “ổn định tăng trưởng kinh tế để ngăn ngừa rủi ro”, vì các nhà kinh tế cảnh báo về khả năng toàn cầu sẽ giảm sút ba lần về nhu cầu, gây cú sốc nguồn cung và chao đảo thị trường.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc trong tháng trước đã tăng cường thanh khoản bằng cách cắt giảm lượng tiền mặt mà người cho vay phải dự trữ. Các nhà chức trách cho biết, họ sẽ đưa ra chính sách ưu đãi với người mua nhà ở để hạn chế ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gia tăng đang nhấn chìm ngành bất động sản của nước này.

Goldman Sachs cũng dự kiến Trung Quốc sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nữa trong quý đầu tiên năm 2022, thông qua việc nới lỏng - tập trung vào các biện pháp tín dụng và tài khóa hỗ trợ - nhưng không “hấp thụ hoàn toàn” sự suy thoái của thị trường nhà ở.

Các nước châu Á quen dần "sống chung với Covid-19"

Các nhà phân tích cho biết, đồng NDT có thể "tăng thêm một chút" vào cuối năm nay khi Trung Quốc duy trì thặng dư tài khoản vãng lai. Ngoài ra, trong năm 2022, đồng tiền Trung Quốc sẽ là dòng vốn đầu tư ròng vững chắc, được thúc đẩy bởi sự tăng giảm của chỉ số và khả năng tăng tốc mua cổ phiếu nước ngoài với cổ phiếu trong nước.

Phần còn lại của châu Á đã chuyển sang trạng thái “sống chung với Covid-19”. Ảnh: Reuters

Phần còn lại của châu Á đã chuyển sang trạng thái “sống chung với Covid-19”. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, đối với hầu hết các nước châu Á, việc chuyển sang trạng thái “sống chung với Covid-19” có thể sẽ chi phối đến phản ứng kinh tế đối với đại dịch. Dự báo cho thấy, lạm phát tổng thể năm 2022 khó có thể tăng nhanh hơn so với mức hiện tại khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất (hiện dẫn đầu là New Zealand, Hàn Quốc và Singapore).

“Chúng tôi kỳ vọng cả ba nước này sẽ sớm ổn định tài khóa vào năm 2022. Sau đó, kéo theo sự tham gia của nhiều nước khác trong khu vực. Rất có thể là nhóm ngân hàng trung ương tiếp theo có nhiều khả năng tăng giá lãi suất là Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và đảo Đài Loan.”

Với nền kinh tế Nhật Bản, GDP có thể sẽ tăng trưởng 2,7%. Đây sẽ là tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ, được nâng lên nhờ nới lỏng tài khóa, sự nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu toàn cầu.

Trong ngày 3/1, Trung Quốc báo cáo thêm 175 ca mắc Covid-19 bao gồm 5 ca ở tỉnh Hà Nam và 8 ca ở một cụm riêng biệt liên quan tới nhà máy may mặc ở thành phố Ninh Ba. Trước TP Vũ Châu, Trung Quốc cũng phong toả thành phố Tây An với 13 triệu dân. Kể từ ngày 9/12/2021, thành phố này ghi nhận hơn 1.600 ca mắc Covid-19. Sau đợt bùng phát Covid-19 mới nhất, 2 quan chức thành phố Tây An bị sa thải.

Đợt bùng phát Covid-19 mới nhất xảy ra trước thời điểm Bắc Kinh chuẩn bị tổ chức Thế vận hội mùa đông vào tháng tới. Tính đến ngày 4/1, Trung Quốc báo cáo 102.841 ca mắc Covid-19, 4.636 ca tử vong và 94.949 trường hợp phục hồi.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.