Tổng thống Mỹ gửi lời chào đến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

CHÂU Á MỸ
16:10 - 22/05/2022
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Seoul, Hàn Quốc hôm 21/5. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Seoul, Hàn Quốc hôm 21/5. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Trong chuyến công du châu Á đầu tiên với tư cách tổng thống, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 22/5 tại Seoul, Hàn Quốc đã gửi thông điệp “Xin chào” đến nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. 

Theo Reuters, Tổng thống Mỹ cho biết ông "không lo ngại" về các vụ thử hạt nhân mới của Triều Tiên. Tuy nhiên, câu trả lời dí dỏm của ông Biden khi được hỏi về thông điệp mà ông muốn gửi đến nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nhấn mạnh cách tiếp cận không quá đặt nặng của Nhà Trắng đối với những căng thẳng chưa được giải quyết ở Triều Tiên.

Theo giới quan sát, động thái này của ông Biden hoàn toàn trái ngược với những "lời đe dọa phô trương", các cuộc gặp thượng đỉnh và cả "tâm thư" của cựu tổng thống Donald Trump từng thực hiện với ông Kim trước đây.

Từ đầu năm đến nay, Triều Tiên đã thực hiện hàng chục vụ thử vũ khí, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) lớn nhất của mình. Các báo cáo tình báo cũng cho thấy nước này đang chuẩn bị cho một vụ thử vũ khí hạt nhân mới. "Chúng tôi đã chuẩn bị cho bất cứ điều gì Triều Tiên làm", ông Biden nói thêm.

Trước đó một ngày, Tổng thống Mỹ Biden và tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã đồng ý xem xét các cuộc tập trận quân sự lớn hơn và có khả năng triển khai nhiều vũ khí hạng nặng của Mỹ tới khu vực để đáp trả các vụ thử vũ khí của Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 21/5. Ảnh: Reuters
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tiếp Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 21/5. Ảnh: Reuters

Hôm 21/5, ông Biden cho biết Triều Tiên đã không phản ứng trước những động thái của Mỹ, bao gồm cả đề nghị cung cấp vaccine Covid-19. Người đứng đầu Nhà Trắng đồng thời lưu ý rằng, ông sẵn sàng ngồi đối thoại với ông Kim nếu hai bên nhận thấy có thể đạt được thỏa thuận đột phá.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết, các hạn chế Covid-19 có thể đóng một vai trò trong việc Triều Tiên không có động thái phản ứng. Triều Tiên từng nói rằng, các tuyên bố của Mỹ là thiếu chân thành vì Washington duy trì "chính sách thù địch" như các cuộc tập trận và trừng phạt quân sự.

Khi được hỏi liệu ông Biden có sẵn sàng thực hiện các bước cụ thể để phá vỡ thế bế tắc hay không, quan chức này nói rằng chính quyền đang tìm kiếm sự nghiêm túc chứ không phải những cử chỉ khoa trương. "Đây là quyết định mà chỉ Triều Tiên mới có thể đưa ra", quan chức này nói.

Trong chuyến thăm châu Á lần này, sau khi đến Hàn Quốc, ở chặng thứ hai của chuyến đi, ông Biden sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo thành viên nhóm "Bộ tứ kim cương" QUAD, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ và Australia. Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon đã thể hiện sự quan tâm đến việc hợp tác chặt chẽ hơn với QUAD, nhưng quan chức Mỹ cho biết nước này không có cân nhắc về việc bổ sung Seoul vào nhóm.

Trong chuyến công du này, Tokyo cũng sẽ chứng kiến ​​sự ra mắt của Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF) nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng kinh tế trong khu vực, vốn được mong đợi từ lâu của ông Biden. Đây là một chương trình nhằm liên kết các quốc gia trong khu vực chặt chẽ hơn thông qua các tiêu chuẩn chung trong các lĩnh vực bao gồm khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng và thương mại kỹ thuật số.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.