Hải Dương có gần 20 sản phẩm đề nghị đánh giá lại hạng sao OCOP

OCOP Hải Dương
18:50 - 15/09/2023
Hải Dương có gần 20 sản phẩm đề nghị đánh giá lại hạng sao OCOP
0:00 / 0:00
0:00
Theo thông tin từ Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, hiện toàn tỉnh có 18 sản phẩm của 5 địa phương xin đánh giá lại hạng sao sản phẩm OCOP. Đây là những sản phẩm đã được công nhận OCOP 3 - 4 sao từ năm 2020 nhưng đến nay đã hết hạn.

Trong đó, huyện Thanh Hà có 9 sản phẩm xin đánh giá lại sao OCOP, bao gồm ổi Nam Vũ (HTX Nông nghiệp sạch Nam Vũ); bưởi Thanh Hồng (HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Hồng); 7 sản phẩm rau, củ quả còn lại của Công ty TNHH MTV Rau củ quả an toàn Thanh Hà.

Huyện Gia Lộc có 4 sản phẩm gồm dưa lưới (HTX Tân Minh Đức); muối vừng các loại, cải kale (CTCP Nông nghiệp hữu cơ HD Green).

Giai đoạn 2021 - 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương hỗ trợ một phần kinh phí nâng cấp, mở cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm OCOP.
Giai đoạn 2021 - 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương hỗ trợ một phần kinh phí nâng cấp, mở cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm OCOP.

Huyện Kim Thành có 3 sản phẩm gồm củ đậu Hưng Tiến; dưa lưới của HTX Âu Việt Farm; phù trúc Huy Tính. Huyện Thanh Miện có sản phẩm bánh đa Q5. Huyện Cẩm Giàng có rượu nếp Phú Lộc.

Theo đại diện Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, để được cấp lại chứng nhận OCOP, các chủ thể phải hoàn thiện hồ sơ, quy trình sản xuất theo quy định.

Năm 2020, tỉnh Hải Dương có 62 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Tính đến ngày 30/6/2023, số lượng sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng trên địa bàn Hải Dương là 234 sản phẩm; trong đó có 138 sản phẩm 3 sao, 94 sản phẩm 4 sao và 2 sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá 5 sao.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương thông tin, thời gian qua Sở đã tích cực tổ chức tham gia các Hội chợ giới thiệu các sản phẩm OCOP trên toàn quốc, kết nối giao thương và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, triển lãm ảo.

Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tham gia xúc tiến thương mại tại một số tỉnh, thành phố như Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng... với các sản phẩm gồm gạo bãi rươi, chả rươi, bánh đa cá rô đồng ăn liền, bánh đậu xanh Hải Dung, tỏi đen Vietkiga, si rô tỏi đen Vietkiga, hành, tỏi Kinh Môn, bột sắn dây nguyên chất Thành Nhàn, mật ong Việt Ý Chí Linh...

Một số sản phẩm được tham gia Triển lãm Quốc tế Nông nghiệp Việt Nam thực tế ảo; Hội chợ Làng nghề và sản phẩm OCOP Việt Nam tại Hà Nội... Các đơn vị tham gia hội chợ, triển lãm được hỗ trợ gian hàng, chi phí vận chuyển, ăn, nghỉ.

Để được cấp lại chứng nhận OCOP, các chủ thể phải hoàn thiện hồ sơ, quy trình sản xuất theo quy định.

Để được cấp lại chứng nhận OCOP, các chủ thể phải hoàn thiện hồ sơ, quy trình sản xuất theo quy định.

Trong giai đoạn 2021 - 2023, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương hỗ trợ một phần kinh phí nâng cấp, mở cửa hàng bán, giới thiệu sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tại một số điểm như Cửa hàng của HTX liên kết chuỗi nông sản Cocofood (đường Phạm Sư Mệnh, thành phố Hải Dương và thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc); Công ty TNHH Tổng công ty Nông Sản Việt (xã Tân Hương, huyện Ninh Giang); Công ty TNHH MTV Phương Khiêm (phường Hiệp Sơn, thị xã Kinh Môn)...

Còn e ngại khi tham gia chương trình

Cũng theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số tồn tại và hạn chế. Trong đó, đội ngũ cán bộ tham mưu, triển khai ở cơ sở còn thiếu và yếu, một số lãnh đạo cấp xã chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò của Chương trình OCOP với phát triển kinh tế của địa phương.

Nhận thức của chủ thể sản xuất ở một số địa phương về Chương trình OCOP chưa đầy đủ, chưa hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, tầm quan nên còn e ngại khi tham gia Chương trình.

Các sản phẩm tiềm năng của địa phương còn manh mún, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, sản phẩm theo mùa vụ nên việc liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế, khó khăn trong việc tìm thị trường cho sản phẩm OCOP.

Tính đến ngày 30/6, tỉnh Hải Dương có 234 sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng OCOP.
Tính đến ngày 30/6, tỉnh Hải Dương có 234 sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng OCOP.

Bên cạnh đó, năng lực và trình độ sản xuất của các chủ thể còn hạn chế, chưa chú trọng áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để sản xuất an toàn, hiệu quả, bền vững.

Việc tổ chức triển khai chu trình OCOP chủ yếu dựa trên các sản phẩm đã hình thành, tập trung vào công tác xây dựng hồ sơ, đánh giá và phân hạng sản phẩm, chưa có các giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm mới, thúc đẩy sản phẩm chế biến, ngành nghề truyền thống với lợi thế và tiềm năng của địa phương.

Ngoài ra, thiếu cơ chế chính sách về hỗ trợ chuẩn hóa, phát triển sản phẩm tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ kiểm tra hậu kiểm chất lượng sản phẩm OCOP; hỗ trợ đầu tư, áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất…

Cần có cơ chế chính sách cụ thể hơn nữa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đề xuất trong thời gian tới các Bộ, ngành Trung ương, HĐND, UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách (định mức hỗ trợ cụ thể) hỗ trợ thực hiện Chương trình nhằm tiêu chuẩn hóa, phát triển sản phẩm OCOP và duy trì, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm OCOP.

Chú trọng hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá và kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP vào các hệ thống phân phối trong nước. Đẩy mạnh triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP cấp vùng, khu vực và xuất khẩu.

Tỉnh Hải Dương có 2 sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá 5 sao.

Tỉnh Hải Dương có 2 sản phẩm đề nghị Trung ương đánh giá 5 sao.

Đồng thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương cũng kiến nghị với Trung ương, tỉnh ban hành các cơ chế chính sách cụ thể hơn nữa trong triển khai, thực hiện Chương trình OCOP như hỗ trợ phát triển, nâng cấp sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP...

Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng thông qua các hội nghị triển khai Chương trình OCOP; các phương tiện thông tin đại chúng các cấp; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới; cổng thông tin điện tử (website); mạng xã hội; tạp chí, bản tin, chuyên đề, tài liệu (sổ tay, cẩm nang...).

Khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các gói combo quà tặng, quà lưu niệm sản phẩm OCOP, gắn với lịch sử văn hóa quốc gia, vùng miền, địa phương.

Thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã tích cực tổ chức tham gia các Hội chợ giới thiệu các sản phẩm OCOP trên toàn quốc, kết nối giao thương và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử...
Thời gian qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã tích cực tổ chức tham gia các Hội chợ giới thiệu các sản phẩm OCOP trên toàn quốc, kết nối giao thương và đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử...

Bên cạnh đó, tổ chức triển khai Chu trình OCOP thường niên linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của sản phẩm, phát huy các điều kiện về nguồn nguyên liệu, lao động địa phương, lợi thế về chất lượng sản phẩm.

Hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP thuộc nhóm rau, củ, quả tươi. Tiếp tục thực hiện kiểm tra, giám sát thường xuyên việc duy trì chất lượng sản phẩm OCOP và sản phẩm lưu thông trên thị trường…

Tin liên quan

Đọc tiếp