Xu hướng phát triển xanh của bất động sản trong thời gian tới

bđs Việt nAM
22:04 - 17/03/2022
Xây dựng đô thị xanh hướng tới phát triển bền vững
Xây dựng đô thị xanh hướng tới phát triển bền vững
0:00 / 0:00
0:00
Sự gia tăng mạnh mẽ của các dự án bất động sản tại nhiều đô thị lớn của Việt Nam dẫn đến nguy cơ hình thành những đô thị kém bền vững do tiêu tốn năng lượng, do vậy phát triển đô thị xanh đang trở thành xu hướng, nhất là sau đại dịch COVID-19.

Đại dịch Covid qua đi đã tác động rất lớn tới hành vi người tiêu dùng, giúp tái định hình chuỗi cung ứng, con người có ý thức hơn trong vấn đề đầu tư vào hệ thống chăm sóc sức khỏe và thúc đẩy các hoạt động chống biến đổi khí hậu.

Theo một khảo sát toàn cầu của Neilsen, 80% khách hàng cam kết sẽ thay đổi các thói quen tiêu dùng có ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Khoảng 55% người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm tiền cho các sản phẩm và dịch vụ từ các công ty cam kết tạo ra tác động tích cực đến môi trường và xã hội và 52% đã mua hàng ít nhất là một lần từ một công ty cam kết có trách nhiệm trong 6 tháng gần đó.

Hiện nay, công trình xanh đang trở thành xu hướng trong thị trường bất động sản hậu Covid, người tiêu dùng hướng tới hành vi tiêu dùng thông minh, bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của bản thân.

Tại hội thảo trực tuyến: "Xu hướng Marketing xanh trong bất động sản hậu Covid" ngày 16/3 các chuyên gia cho rằng bất động sản xanh đang chiếm ưu thế trong bối cảnh hiện tại. Các công trình đạt chứng nhận xanh đều là những sản phẩm được ưu tiên lựa chọn, phát triển bền vững là tiêu chí hàng đầu mà các nhà đầu tư bất động sản cần quan tâm.

Theo ông Phạm Minh Toàn, CEO & Founder Time Universal, bất động sản xanh đem lại nhiều lợi ích lớn gồm lợi ích cho nhà đầu tư phát triển dự án, lợi ích cho người tiêu dùng và lợi ích cho xã hội.

Vì vậy, để phát triển bất động sản xanh, ông Toàn cho biết: Phải phân biệt rõ bất động sản xanh và bất động sản bền vững. Chúng ta hay nghe nói về các dự án bất động sản xanh, tuy nhiên, bất động sản xanh phải có cái gốc là bất động sản bền vững. "Xanh" không có nghĩa cụ thể nên rất dễ bị lạm dụng, bị "rửa xanh".

""Rửa xanh" có nghĩa là nhiều dự án chưa chắc đã xanh nhưng chủ đầu tư vẫn dùng từ "green" hay "eco" cho sản phẩm để đánh lừa tâm lý người tiêu dùng. Những sản phẩm xanh thật sự phải đảm bảo yếu tố bền vững, sử dụng các phương pháp không gây hại đến môi trường để các nguồn tài nguyên vẫn sẵn có trong tương lai" ông Toàn nói.

Ảnh tác giả

Để phát triển bất động sản xanh theo đúng nghĩa, cần tuân thủ 6 nguyên tắc bao gồm tài nguyên xanh; năng lượng xanh; xây dựng xanh; giáo dục xanh; vận hành xanh; sử dụng xanh. Một công trình xanh thực thụ phải được lên ý tưởng ngay từ khâu sử dụng tài nguyên đến thiết kế và vận hành công trình.

Ông Phạm Minh Toàn, CEO & Founder Time Universal

Tiếp tục bàn về vấn đề phát triển bất động sản xanh, ông Vũ Linh Quang, Giám đốc điều hành ARDOR Green cho biết: Có 3 yếu tố chính quyết định đến sự phát triển của bất động sản xanh. Yếu tố đầu tiên là về chính quyền từ các cấp, sở ban ngành, đặc biệt là Bộ Xây dựng. Gần đây, chính quyền cũng rất chú trọng vào các biện pháp bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

Ngày 1/11/2021, bên lề Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, Việt Nam dự Hội nghị COP26 lần này một lần nữa khẳng định cam kết giảm phát thải khí carbon đạt mức bằng 0 vào năm 2050.

Hay các hoạt động của Bộ Xây dựng gần đây cũng hướng đến công tác phổ biến công trình xanh nhiều hơn và có những tuần lễ về công trình xanh. Công trình xanh chắc chắn sẽ là xu thế phát triển mới trong thời gian tới.

Yếu tố thứ hai là nhu cầu của người sử dụng. Trải qua hai năm dịch bệnh vừa rồi, công trình xanh lại có nhiều tín hiệu tốt, người dân bắt đầu quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, người mua nhà có xu hướng sống xanh, tìm kiếm các bất động sản có nhiều hệ sinh thái hơn. Chính nhu cầu của người sử dụng sẽ thúc đẩy sự phát triển của công trình xanh trong tương lai rất mạnh mẽ và các chủ đầu tư chắc chắn phải đi theo xu thế này.

Công trình xanh đã và đang trở thành xu thế.

Công trình xanh đã và đang trở thành xu thế.

Cuối cùng là về công nghệ. Hiện nay, về công nghệ chúng ta không còn trở ngại, Việt Nam đã áp dụng rất tốt công nghệ vào sản xuất vật liệu xây dựng như sơn, kính cách nhiệt... Hầu hết các đơn vị sản xuất trong nước đều đáp ứng được nhu cầu công nghệ và không phải nhập khẩu bất cứ thứ gì để công trình đạt tiêu chuẩn LEED hay LOTUS.

Ngay cả đội ngũ tư vấn thiết kế hay nhà thầu công trình xanh đều tự chủ động thực hiện được các bước từ khai thác tài nguyên đến thi công công trình theo đúng tiêu chuẩn xanh.

Với khả năng thích ứng nhanh của doanh nghiệp, trong thời gian tới, công trình xanh ở Việt Nam sẽ đạt không chỉ 1 mà có thể là 4 tiêu chuẩn đánh giá Công trình Xanh được Bộ Xây dựng công nhận là LEED (Hội đồng Công trình Xanh Mỹ), LOTUS (Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam), EDGE (Tập đoàn Tài chính Quốc tế, Ngân hàng Thế giới) và Green Mark (Cơ quan Quản lý Xây dựng Singapore).

Ảnh tác giả

Có nhiều công trình xanh gần đây đã thống kê được hàng tháng chúng ta tiết kiệm được vào trăm nghìn tiền điện nước. Tuy nghe ít ỏi nhưng nếu nhân với vòng đời sử dụng của công trình khoảng 20 năm,50 thì đó là bài toán tích lũy rất tốt.

Ông Vũ Linh Quang, Giám đốc điều hành ARDOR Green.

Giữ gìn tài nguyên phát triển bền vững trong bất động sản nghỉ dưỡng.

Cùng với thời gian mở cửa du lịch, bất động sản nghỉ dưỡng đang nóng trở lại, việc tận dụng tốt nguồn tài nguyên dồi dào này là rất đúng tuy nhiên cũng cần chú ý đến các yếu tố phát triển bền vững.

Làm xanh bất động sản nghỉ dưỡng tạo tiền đề phát triển bền vững trong tương lai

Làm xanh bất động sản nghỉ dưỡng tạo tiền đề phát triển bền vững trong tương lai

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc Founder của BĐS Sen Vàng, cho rằng khi nhắc đến bất động sản nghỉ dưỡng mọi người thường nghĩ "xanh" là điều đơn giản vì nó đã là không gian rất xanh rồi. Tuy nhiên, khi sử dụng nguồn tài nguyên tại những nơi thuộc về khả năng phát triển du lịch, bất động sản du lịch thì việc giữ gìn tiềm năng để phát triển bền vững là điều vô cùng quan trọng.

Bà Bích Ngọc cũng đồng ý với quan điểm của ông Phạm Minh Toàn về việc tận dụng tốt các nguồn tài nguyên của địa phương nhưng không gây hại đến môi trường để các nguồn tài nguyên vẫn sẵn có trong tương lai.

Ảnh tác giả

Các doanh nghiệp đang làm trong ngành bất động sản nghỉ dưỡng cần có trách nhiệm với môi trường và có trách nghiệm với việc khai thác nguồn tài nguyên vô cùng lớn của Việt Nam đó là bất động sản du lịch.

Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc Founder của BĐS Sen Vàng

Bên cạnh đó, việc đầu tư phát triển các công trình bất động sản nghỉ dưỡng xanh đạt được các chứng nhận xanh cũng là điều vô cùng cần thiết. Trên các app du lịch như Booking hay Agoda luôn có chứng chỉ "Đạt giấy xác nhận thân thiện với môi trường".

Bất động sản nghỉ dưỡng dự báo sẽ là phân khúc nở rộ trong năm 2023 và thị trường cũng rất cạnh tranh. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có những chiến dịch đổi mới, xuyên suốt, có trách nhiệm với xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững sẽ nhận được sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng.

Tại Việt Nam, xu hướng bất động sản xanh đang được thúc đẩy nhờ chính sách của Chính phủ và nguồn cung thị trường. Quy định của Bộ Tài chính năm 2020 yêu cầu các doanh nghiệp công bố đánh giá tác động môi trường và xã hội (ESG) trong báo cáo thường niên.

Theo báo cáo của IFC tính đến quý 3/2021, 201 dự án bất động sản tại thị trường Việt Nam được công nhận chứng chỉ xanh, bao gồm LEED cấp bởi Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ (USGBC), EDGE cấp bởi tổ chức IFC, và Lotus cấp bởi Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam (VGBC).

Tin liên quan

Đọc tiếp