Chuyến tàu RCEP đầu tiên của Trung Quốc khởi hành đến Việt Nam

Thương Mại asean
13:22 - 04/01/2022
Chuyến tàu chở hàng đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam khi RCEP có hiệu lực
Chuyến tàu chở hàng đầu tiên từ Trung Quốc đến Việt Nam khi RCEP có hiệu lực
0:00 / 0:00
0:00
Ngay ngày đầu năm mới 2022, Trung Quốc đã khai trương chuyến tàu chở hàng đầu tiên đến Việt Nam ngay sau khi Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực

Chuyến tàu chở hàng khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh, thuộc Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) vào ngày đầu năm 2022 và điểm đến là Hà Nội.

Chuyến tàu mang ký hiệu X9101 vận chuyển 25 container hàng hóa liên quan đến thương mại thông thường và thương mại điện tử xuyên biên giới, như linh kiện điện tử, nhu yếu phẩm, sản phẩm hóa chất... với tổng trọng lượng hơn 800 tấn, trị giá hơn 10 triệu USD. Chuyến tàu dự kiến đến Hà Nội sau hành trình dài 28 tiếng.

Đây là chuyến tàu chở hàng quốc tế đầu tiên đi từ Trung Quốc đến các nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau khi hiệp định này chính thức có hiệu lực.

Đây là chuyến tàu chở hàng quốc tế đầu tiên đi từ Trung Quốc đến các nước thành viên Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sau khi hiệp định này chính thức có hiệu lực.

Phát biểu tại lễ khởi hành, ông Dương Xuân Đình, Giám đốc Sở Thương mại Quảng Tây khẳng định, là cửa ngõ mở cửa và hợp tác của Trung Quốc với các nước ASEAN, RCEP có hiệu lực và thực thi đã mang lại cơ hội mới quan trọng cho sự phát triển mở cửa cấp cao của Quảng Tây.

Hợp tác giữa Quảng Tây và các quốc gia thành viên RCEP sẽ được củng cố hơn, quy mô thương mại và mức độ hợp tác sẽ không ngừng được nâng cao.

Theo Tân Hoa Xã, ông Ma Ziqiang, tổng giám đốc của một nhà cung cấp dịch vụ chuỗi cung ứng địa phương sở hữu lô hàng được giao cho biết, Hiệp định RCEP sẽ giảm thuế quan ở mức độ lớn. "Sau khi RCEP có hiệu lực, Trung Quốc và ASEAN, đặc biệt là Việt Nam gần Trung Quốc, sẽ chứng kiến kim ngạch thương mại tăng đáng kể. Nhờ chuyến tàu chở hàng này, chúng tôi có thể cung cấp cho khách hàng dịch vụ logistic xuyên quốc gia ổn định và hiệu quả" - ông Ma Ziqiang nói thêm.

Đồng thời, ông Xu Ningning, Chủ tịch điều hành Hội đồng Kinh doanh ASEAN - Trung Quốc cũng nhận định: "RCEP sẽ đem đến luồng sinh khí mới, sức sống tuyệt vời cho tăng trưởng kinh tế thế giới. Thuế quan sẽ dần dần được cắt giảm, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan sẽ được xóa bỏ. Thị trường sẽ mở cửa nhiều hơn. Các thị trường mở sẽ dẫn đến hội nhập và phát triển chung, đem lại sự hợp tác kinh doanh thịnh vượng, giúp tăng đầu tư song phương".

RCEP gồm 15 quốc gia thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

RCEP là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới khi đóng góp 30% GDP toàn cầu. Hiệp định này sẽ tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm, thiết lập các quy tắc chung cho thương mại điện tử, thương mại và quyền sở hữu trí tuệ.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Nữ phát ngôn viên AI của Bộ Ngoại giao Ukraine Victoria Shi. Ảnh: Theo Bộ Ngoại giao Ukraine.

Bộ Ngoại giao Ukraine giới thiệu phát ngôn viên AI

Nữ phát ngôn viên tên Victoria Shi được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay mặt Bộ Ngoại giao Ukraine đưa ra các tuyên bố chính thức. Những tuyên bố do Victoria Shi đọc sẽ không phải do AI tạo ra mà được viết và xác minh bởi người thật.