Gần 50 sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương đạt chứng nhận OCOP

OCOP Hải Dương
11:20 - 10/12/2023
Gần 50 sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương đạt chứng nhận OCOP
0:00 / 0:00
0:00
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, toàn tỉnh hiện có 46 sản phẩm của 36 hợp tác xã đã đạt chứng nhận OCOP.

Theo Sở này, các sản phẩm OCOP ngày càng không ngừng được hoàn thiện, nâng cấp và có nhiều chuyển biến rõ rệt về quy mô chất lượng, quy trình của sản xuất, chế biến cũng như mẫu mã bao bì, hệ thống nhận diện thương hiệu.

Trong đó, các sản phẩm tiêu biểu như cà rốt tươi của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Đức Chính (huyện Cẩm Giàng); rươi, cáy cấp đông của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ); gạo nếp cái hoa vàng của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp phường Văn An (thành phố Chí Linh).

Nhiều sản phẩm rau, củ, quả của Hợp tác xã Tân Minh Đức (huyện Gia Lộc) đã đạt chứng nhận OCOP.

Nhiều sản phẩm rau, củ, quả của Hợp tác xã Tân Minh Đức (huyện Gia Lộc) đã đạt chứng nhận OCOP.

Cùng với đó là bưởi Thanh Hồng của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Hồng (huyện Thanh Hà); dưa lưới của Hợp tác xã Âu Việt Farm (huyện Kim Thành); thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng (thị xã Kinh Môn); rau, củ, quả của Hợp tác xã Tân Minh Đức (huyện Gia Lộc)…

Thời gian qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương đã tích cực hỗ trợ các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh chuẩn hóa sản phẩm, tư vấn hồ sơ, mẫu mã, bao bì… để tạo ra sản phẩm đủ điều kiện tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và lưu thông trên thị trường.

Vùng sản xuất cà rốt của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Đức Chính (huyện Cẩm Giàng).

Vùng sản xuất cà rốt của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Đức Chính (huyện Cẩm Giàng).

Các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh cũng đang tập trung sản xuất và liên kết với các doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm, với mong muốn phát triển kinh tế tập thể, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động địa phương. Qua đó cũng nhằm tăng khối lượng và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất,… để sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn, phù hợp với yêu cầu thị trường ngày càng cao.

Hơn 1,6 tỷ đồng hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Theo quyết định số 2388/QĐ-UBND ngày 27/10 của UBND tỉnh Hải Dương về việc hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP phê duyệt năm 2021 thực hiện năm 2023 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Hải Dương chi hơn 1,6 tỷ đồng để hỗ trợ thực hiện 6 kế hoạch liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Trong đó, UBND tỉnh Hải Dương hỗ trợ hơn 335 triệu đồng kinh phí mua phân bón, hơn 50 triệu đồng mua giống, gần 1,3 tỷ đồng hỗ trợ mua bao bì, nhãn mác sản phẩm. Kinh phí hỗ trợ được trích từ nguồn kinh phí sự nghiệp nông, lâm nghiệp và phòng chống lụt bão năm 2023 đã được bố trí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cũng theo quyết định này, có 3 kế hoạch hỗ trợ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm ở thị xã Kinh Môn gồm bột sắn dây của Hợp tác xã Nông sản sạch Thành Nhàn; cam Thất Hùng của Hợp tác xã Sản xuất và tiêu thụ nông sản sạch Thất Hùng; tiêu thụ thanh long của Hợp tác xã Sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Bạch Đằng.

Các kế hoạch liên kết còn lại được hỗ trợ gồm tiêu thụ vải Thanh Hà ở CTCP Ameii Việt Nam, Chi nhánh Hải Dương; gạo bãi rươi (Tứ Kỳ) của CTCP Nông nghiệp Thế hệ mới và nếp cái hoa vàng Văn An (thành phố Chí Linh) của Hợp tác xã Nông nghiệp phường Văn An.

Hải Dương sẽ chi gần 1,3 tỷ đồng hỗ trợ mua bao bì, nhãn mác sản phẩm OCOP.

Hải Dương sẽ chi gần 1,3 tỷ đồng hỗ trợ mua bao bì, nhãn mác sản phẩm OCOP.

Theo đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, tỉnh đặt mục tiêu hàng năm phấn đấu ít nhất 50 sản phẩm được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất một sản phẩm đạt 5 sao; củng cố và nâng cấp khoảng 10% sản phẩm OCOP, ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

Để đạt mục tiêu này, cần sự vào cuộc tích cực của các sở, ngành, địa phương, đơn vị trong việc tuyên truyền, tập huấn, hỗ trợ các chủ thể của các sản phẩm OCOP đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới quy trình, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và tiếp cận những thị trường mới thông qua công nghệ 4.0... Bên cạnh đó hỗ trợ các sản phẩm tham gia nhiều hội chợ, triển lãm để gia tăng cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ…

Tin liên quan

Đọc tiếp